Sau khi hoàn thành công việc, người đề nghị tạm ứng phải chuẩn bị đầy đủ chứng từ để làm thanh toán tạm ứng theo đúng quy định.
Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán tổng hợp tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết bộ hồ sơ, chứng từ thanh toán tạm ứng.
Nguyên tắc: Một nhân viên phải hoàn ứng hết số tạm ứng này mới được tạm ứng tiếp khoản tạm ứng khác.
Xem thêm : Cách xử lý chi phí bánh trung thu biếu tặng nhân viên, khách hàng
Xem thêm : Cách xử lý chi phí bánh trung thu biếu tặng nhân viên, khách hàng
1. Hồ sơ, chứng từ thanh toán tạm ứng công tác phí
- Chứng từ chứng minh công việc đã hoàn thành
+ Giấy đề nghị thanh toán (Theo mẫu 05-TT ban hành theo Thông tư 200/TT-BTC)
+ Bảng kê chi tiết từng khoản chi phí
+ Quyết định cử đi công tác: ghi rõ nơi đi, nơi đến, thời gian công tác
+ Hóa đơn tài chính đối với các khoản đã chi: Hóa đơn tiền phòng khách sạn, hóa đơn ăn uống, vé tàu xe, vé máy bay, phí cầu đường, ….

- Chứng từ thanh toán tạm ứng thừa/thiếu:
+ Nếu số đã chi vượt quá số tạm ứng:
Phiếu chi (nếu chi thêm bằng tiền mặt) hoặc ủy nhiệm chi (nếu chi thêm bằng tiền gửi ngân hàng)
+ Nếu số đã chi nhỏ hơn số đã tạm ứng:
Phiếu thu (Nếu thu lại bằng tiền mặt) hoặc bảng thanh toán lương (Nếu doanh nghiệp trừ vào lương)
2. Hồ sơ, chứng từ thanh toán tạm ứng đi mua hàng hóa, nguyên vật liệu
- Chứng từ đối với các khoản chi phí đi mua hàng
+ Giấy đề nghị thanh toán (Theo mẫu 05-TT ban hành theo Thông tư 200/TT-BTC)
+ Bảng kê chi tiết từng khoản chi phí
+ Quyết định cử đi công tác: ghi rõ nơi đi, nơi đến, thời gian công tác
+ Hóa đơn tài chính đối với các khoản đã chi: Hóa đơn tiền phòng khách sạn, hóa đơn ăn uống, vé tàu xe, vé máy bay, phí cầu đường, ….,
- Chứng từ đối với hàng hóa đã mua
+ Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa đã mua (Nếu tạm ứng đi mua hàng hóa, nguyên vật liệu)
+ Hóa đơn chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ…. (Nếu có)
+ Phiếu xuất kho bên bán cung cấp
+ Phiếu nhập kho hàng hóa
- Chứng từ thanh toán tạm ứng thừa/thiếu:
+ Nếu số đã chi vượt quá số tạm ứng:
Phiếu chi (nếu chi thêm bằng tiền mặt) hoặc ủy nhiệm chi (nếu chi thêm bằng tiền gửi ngân hàng)
+ Nếu số đã chi nhỏ hơn số đã tạm ứng:
Phiếu thu (Nếu thu lại bằng tiền mặt) hoặc bảng thanh toán lương (Nếu doanh nghiệp trừ vào lương)
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách định khoản các khoản tạm ứng
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên cung cấp các khóa đào tạo kế toán tổng hợp và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
Nguồn : http://ketoanleanh.edu.vn/nguyen-tac-tam-ung-theo-quy-dinh-moi-nhat-nam-2016.html )
Nguồn : http://ketoanleanh.edu.vn/nguyen-tac-tam-ung-theo-quy-dinh-moi-nhat-nam-2016.html )
Không có nhận xét nào: