MẪU GIẤY ĐI ĐƯỜNG MỚI NHẤT VÀ CÁCH LẬP THEO THÔNG TƯ 200
(Kế toán Lê Ánh - Tổng hợp kiến thức chuyên môn)
Kế toán Lê Ánh hướng dẫn các bạn cách viết giấy đi đường và sử dụng giấy đi đường như sau:
Bước 1: Sau khi có lệnh cử cán bộ, người lao động đi công tác, bộ phận hành chính làm thủ tục cấp giấy đi đường. Người đi công tác có nhu cầu ứng tiền tàu xe, công tác phí… mang giấy đi đường đến phòng kế toán làm thủ tục ứng tiền.
Cột 2: Ghi ngày đi và ngày đến.
Cột 1: Ghi nơi đi, nơi đến công tác.
Bước 2: Khi đến nơi công tác, người đi công tác cầm giấy đi đường đến cơ quan công tác để xin xác nhận ngày, giờ đến và đi (đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm ở cơ quan đến công tác).
Cột 6: Ghi lý do lưu trú.
Cột 7: Lấy chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của nơi cán bộ, người lao động đến công tác.
Cột 3: Phương tiện sử dụng: Cần ghi rõ đi ô tô cơ quan, ô tô khách, tàu hoả, máy bay …
Cột 4: Ghi độ dài chặng đường để tính chi phí xăng xe (nếu có)
Cột 5: Ghi thời gian công tác.
Bước 3: Khi đi công tác về người đi công tác xuất trình giấy đi đường để phụ trách bộ phận xác nhận ngày về và thời gian được hưởng lưu trú.
Sau đó đính kèm các chứng từ trong đợt công tác (như vé tàu xe, vé phà, hoá đơn thanh toán tiền phòng nghỉ…) vào giấy đi đường và nộp cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán công tác phí, thanh toán tạm ứng. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi thanh toán.
Giấy đi đường và các chứng từ liên quan được lưu ở phòng kế toán tại công ty.
Bài viết xem thêm: Cách xử lý chi phí vé máy bay
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
Không có nhận xét nào: