Những điểm
thay đổi mới về tiền lương, BHXH, BHYT và công tác chi phí từ ngày 01/07/2017
Từ ngày
01/01/2017 theo Nghị định số 47/2017/NĐ
- CP mức lương cơ sở sẽ tăng kéo đến mức đóng BHXH, BHYT tăng và chế độ thai sản
cũng có những mức tăng thay đổi đáng kể. Bài viết sau đây, kế toán Lê Ánh xin
chia sẻ với các bạn về Những điểm thay đổi
mới về tiền lương, BHXH, BHYT và công tác chi phí từ ngày 01/07/2017
I: Những điểm thay đổi mới về tiền lương, BHXH, BHYT và công tác chi phí từ ngày 01/07/2017
1.Tăng mức
lương cơ sở từ 1.210.000 đồng lên 1.300.000 đồng
Tăng mức
lương cơ sở từ 1.210.000 đồng lên 1.300.000 đồng
Theo Nghị định
số 47/2017/NĐ-CP bắt đầu từ ngày 01/07/2017 sẽ áp dụng tăng mức lương cơ sở từ
1.210.000 đồng lên 1.300.000 đồng cho các công nhân, viên chức thuộc 9 nhóm đối
tượng được xếp hưởng mức lương, phụ cấp theo Nghị định này.
2. Mức lương
cơ sở tăng kéo theo mức phụ cấp tăng
Theo hướng dẫn
tại Thông tư 02/2017/TT-BNV, mức lương cơ sở tăng kéo theo mức phụ cấp tăng cụ
thể như sau:
* Đối với các
khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở thì phụ cấp thực nhận
= mức lương cơ sở x hệ số phụ cấp hiện hưởng
(mức lương cơ
sở là 1.300.000 đồng/tháng)
*Đối với các
khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo
thì phụ cấp thực nhận
= (mức lương thực nhận + mức phụ cấp chức vụ
lãnh đạo + mức phụ cấp thâm niên vượt khung) x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng.
(tất cả các
phụ cấp mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2017)
3. Mức đóng BHYT theo hộ gia đình tăng lên 7,3%
Mức đóng BHYT
theo hộ gia đình tăng lên 7,3%
Mức tham gia
BHYT hộ gia đình được xây dựng trên “nền” lương cơ sở,khi lương cơ sở tăng dẫn
đến việc mức đóng BHYT theo hộ gia đình tăng cụ thể:
“Người tham
gia BHYT hộ gia đình sẽ đóng phí BHYT theo tháng ở mức 4,5 % lương cơ sở. Bắt đầu từ người thứ 2 tới thứ 4, mức phí sẽ lần
lượt bằng 70%, 60 % và 50 % mức tham gia của người thứ nhất. Từ người thứ 5 trở
đi, mức tham gia chỉ còn 40 % mức tham gia của người thứ 1
4. Tăng trợ cấp
thai sản lên 7,4%
Khi lao động
nữ sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi
con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người
lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp
sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần
bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con
Theo Luật bảo
hiểm xã hội 2014, mức tăng từ 2.420.000 đồng lên 2.600.000 đồng ( bằng 2 tháng
lương cơ sở tại thời điểm sinh con) điều này đồng nghĩa với việc tăng mức trợ cấp
thai sản lên 7,45 so với mức hiện hành
5. Thay đổi mức chi phí khám chữa bệnh
Thay đổi mức
chi phí khám chữa bệnh
Với những ai
tham gia bảo hiểm y tế lâu năm rất có lợi:
+ Người có thẻ
BHYT khám chữa bệnh đúng tuyến ( bệnh viện –nơi đăng ký BHYT) có tổng chi phí một
lần khám chữa bện nhỏ hơn 195.000 đồng (trước đây là 181.500 đồng) thì sẽ không
mất khoản chi phí đó
+ Thanh toán trực tiếp chi phí cùng chi trả không vượt quá 7.800.000 đồng (trước đây là
7.260.000 đồng) đối với những người tham
gia bảo hiểm y tế liên tục trong vòng 5 năm liên tục trở lên.
6. Lương hưu
dự kiến tăng 7,44 %
Với việc điều
chỉnh mức lương cơ sở tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng, Quốc
hội cũng đồng thời điều chỉnh mức trợ trợ cấp bảo hiểm xã hội, lương hưu cho những
người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở bắt đầu từ ngày 01/07/2017 tức là
mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng sẽ tăng thêm 7,44
% đối với nhóm các đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và
trợ cấp hàng tháng
7. Công tác phí của cán bộ, công chức tăng tăng
Theo Thông tư
số 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đã có nhiểu
đổi mới quan trọng đối với chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức
như sau:
+ Tăng 50.000
đồng/ngày đối với mức phụ cấp lưu trú cho người đi công tác, cụ thể là 200.000
đồng/ngày.
Với trường hợp
đi công tác từ đất liền làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp
lưu trú: 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo( tăng 50.000 đồng so với
quy định hiện hành)
+Tăng 100.000
đồng/ngày/người đối với tiền thuê phòng nghỉ theo hình thức khoán:
Đối với lãnh đạo cấp Bộ trưởng, cấp Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số
phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên, mức khoán: 1.000.000 đồng/ngày/người.
Đối với các đối
tượng còn lại, Thông tư quy định trường hợp được cử đi công tác ở quận, thành
phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh,
mức khoán: 450.000 đồng/ngày/người.
Trường hợp được
cử đi công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị
xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán: 350.000 đồng/ngày/người.
Tại các vùng
còn lại, mức khoán: 300.000 đồng/ngày/người.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
Không có nhận xét nào: