» » Chi tiết cách xử lý hàng thiếu hoặc thừa khi kiểm kê

Khi kiểm kê hàng hóa, có thể xảy ra chênh lệch giữa số liệu thực tế với số liệu ghi trên sổ sách.

Để xử lý hàng thiếu, thừa khi kiểm kê đòi hỏi kế toán có kiến thức tốt và biết cách xử lý linh hoạt các tình huống. Bài viết dưới đây, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách xử lý hàng thiếu hoặc thừa khi kiểm kê.

>>> Xem thêm: Mẹo hay kiểm tra báo cáo tài chính nhanh và chính xác

           1.   Hướng dẫn xử lý hàng thiếu khi kiểm kê


 Hàng thiếu khi kiểm kê có nghĩa là số lượng hàng trong kho ở thời điểm kiểm kê nhỏ hơn số lượng hàng được ghi trên sổ sách kế toán và sổ kho. Xử lý số chênh lệch, kế toán phải thực hiện điều chỉnh tăng số liệu hàng hóa trên sổ sách để bằng với số liệu thực tế khi kiểm kê.
-     Nếu chưa tìm được nguyên nhân, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý,
Có TK 152, 153: Nguyên liệu, vật liệu hoặc Công cụ, dụng cụ,
Có TK 155: Thành phẩm,
Có TK 156: Hàng hóa.
-     Thời điểm xác định được nguyên nhân, nhìn vào quyết định xử lý để định khoản theo từng trường hợp cụ thể sau:
+ TH 1: Hàng thiếu do bên bán giao thiếu hàng, yêu cầu bên bán giao thêm số hàng còn thiếu,  khi nhập hàng, dựa vào chứng từ bên bán giao hàng thêm, kế toán ghi:
      Nợ TK 152, TK 153, TK 155, TK 156
                Có TK 1381
+ TH 2: Nếu thiếu hàng tồn kho do lỗi của cá nhân trong hoặc ngoài doanh nghiệp, quy trách nhiệm cá nhân bồi thường thiệt hại (trừ lương hoặc bồi thường bằng tiền) kế toán ghi:
Nợ TK 1388, TK 1111 (Nếu thu bằng tiền mặt), TK 334 (Nếu trừ lương)
        Có TK 1381
+ TH 3: Không tìm ra nguyên nhân dẫn đến thiếu hàng trong kho, kế toán dựa vào quyết định xử lý của Ban giám đốc để hạch toán vào chi phí khác
Nợ TK 811
        Có TK 1381
                                   Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

.           2. Hướng dẫn xử lý hàng thừa khi kiểm kê

Hàng thừa khi kiểm kê có nghĩa là số lượng hàng có trong kho ở thời điểm kiểm kê lớn hơn số lượng hàng ghi trên sổ sách kế toán ở cùng thời điểm. Kế toán xử lý số chênh lệch bằng cách điều chỉnh giảm số liệu hàng hóa trên sổ sách để bằng với số liệu thực tế khi kiểm kê.
-     Nếu chưa xác định được nguyên nhân, định khoản như sau:
Nợ TK 152: Nếu thừa nguyên liệu, vật liệu;
Nợ TK 155: Nếu thừa thành phẩm;
Nợ TK 156: Nếu thừa hàng hóa;
           Có TK 3381: Tài sản thừa chờ xử lý chưa rõ nguyên nhân.
-     Khi xác định được nguyên nhân hàng thừa, căn cứ vào quyết định xử lý của Ban giám đốc để định khoản trong từng trường hợp như sau:
+ TH1: Hàng thừa do nhà cung cấp giao thừa, Công ty quyết định trả hàng thừa cho nhà cung cấp, kế toán ghi:
Nợ TK 3381
            Có TK 152, TK 155, TK 156
+ TH2: Hàng thừa do nhà cung cấp giao thừa, Công ty quyết định mua hết số hàng giao thừa. Dựa vào hóa đơn nhà cung cấp xuất bổ sung, ghi:
Nợ TK 3381
Nợ TK 1331
      Có TK 331
+ TH3: Không xác định được nguyên nhân hàng thừa, dựa vào quyết định xử lý của Ban giám đốc công ty, kế toán ghi tăng vào thu nhập khác:
Nợ TK 3381: Tài sản thừa chờ xử lý
      Có TK 711: Thu nhập khác

 KẾ TOÁN LÊ ÁNH 
  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành và làm dịch vụ kế toán trọn gói tốt nhất thị trường
 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 nănm đến 20 năm kinh nghiệm)
HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)


About Unknown

Hi there! I am Hung Duy and I am a true enthusiast in the areas of SEO and web design. In my personal life I spend time on photography, mountain climbing, snorkeling and dirt bike riding.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply

DỊCH VỤ KẾ TOÁN

ẢNH CÁC KHÓA HỌC