» » Khách hàng không chịu đối chiếu công nợ, phải làm như thế nào


Vấn đề công nợ trong các doanh nghiệp rất phức tạp và gặp phải rất nhiều trường hợp khách hàng không chịu đối chiếu công nợ mặc dù mỗi tháng kế toán đều gửi bảng đối chiếu công nợ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng này xảy ra. Vậy, trong những trường hợp này thì kế toán cần phải làm gì? Bài viết sau đây, kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn qua viết “Khách hàng không chịu đối chiếu công nợ, phải làm như thế nào "
>>>>> xem thêm: Cách xử lý chi phí của hàng hóa bị tổn thất 


I: Khách hàng không chịu đối chiếu công nợ, phải làm như thế nào 

1. Nguyên nhân xảy ra trường hợp khách hàng không chịu đối chiếu công nợ
 Khách hàng không chịu đối chiếu công nợ có thể do các nguyên nhân sau:
- Do vẫn còn bị tranh chấp và trong quá trình giải quyết thu hồi nợ
- Trong quá trình hợp tác do không muốn mất lòng đối tác của mình nên đã không thúc dục thường xuyên vấn đề đối chiếu công nợ, gửi đối chiếu công nợ, khách nợ không ký đối chiếu cũng như không có ý kiến trả lời nhưng nhân viên kế toán vẫn bỏ qua không lưu tâm là một trong những yếu tố có thể gây khó khăn vướng mắc cho quá trình thu hồi công nợ về sau khi không có văn bản xác nhận về số công nợ còn lại
- Do khách hàng không còn khả năng thanh toán
- Do khách hàng có ý định chiếm dụng vốn để kinh doanh do không phải trả lãi

2. Khi khách hàng không chịu đối chiếu công nợ, kế toán phải làm gì?

Khi khách hàng không chịu ký đối chiếu công nợ thì nhân viên kế toán cần thực hiện các công việc sau:
- Khi gửi xác nhận nợ cần chuyển phát có bảo đảm, để có bên thứ ba là bên chuyển phát chứng nhận là đã gửi cho đúng đối tượng
- Nếu khách hàng vẫn không phản hồi, bạn làm công văn nhắc nợ và chuyển phát bảo đảm cho khách hàng. Sau đó vài ngày bạn gọi điện cho kế toán trưởng. Nếu kế toán trưởng không hợp tác bạn nên gọi điện trực tiếp cho giám đốc tài chính hoặc giám đốc điều hành bên đó.
Khách hàng không chịu đối chiếu công nợ, phải làm như thế nào 


- Nếu khách hàng vẫn không phản hồi, bạn làm công văn nhắc nợ lần 2 sau đó đưa cho nhân viên chuyên thu nợ của công ty bạn gửi đi, nhân viên này ngồi lỳ ở khách hàng mà đòi nợ. Ngày nào cũng qua chỗ khách hàng mà ngồi đó đòi nợ 1 tuần liền. Khi đi nhân viên thu nợ nhớ mang theo biên bản làm việc để khi khách hàng có thái độ hợp tác hơn thì dùng biên bản làm việc ngay lập tức yêu cầu khách hàng xác nhận ngày trả nợ.
- Nếu khách hàng của bạn vẫn không có bất cứ phản ứng nào khác thì kế toán công nợ cần lền phương án cân nhắc trong việc cần phải nhờ sự can thiệp của bên thứ ba là các công ty thu nợ chuyên nghiệp hoặc sự can thiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền 
- Nếu bên thứ 3 làm việc trong vòng 1 tháng mà vẫn không có hiệu quả, không thu được nợ thì lúc này bạn nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để kiện ra toà.

 Như vậy  Việc khách hàng không muốn ký đối chiếu công nợ cũng như không muốn thực hiện nghĩa vụ thanh toán thường xuyên xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

   Là nhân viên kế toán, bạn luôn luôn phải chú ý đôn đốc thanh toán công nợ, hạn chế việc để công nợ tồn tại trong thời gian dài không giải quyết sẽ nảy sinh tâm lý chây y trong khách nợ, bên cạnh đó cần chú ý khép chặt pháp lý của hồ sơ để hạn chế thấp nhất những bất lợi trong trường hợp vụ việc phải đưa ra giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền.
Các bạn tham gia khóa học kế toán tổng hợp thực hành , khóa học kế toán thuế chuyên sâu để có thể tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân, phục vụ thêm cho công việc kế toán của mình nhé 
Các bạn xem thêm các bài viết tại: http://ketoanleanh.edu.vn/
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công! 

About Unknown

Hi there! I am Hung Duy and I am a true enthusiast in the areas of SEO and web design. In my personal life I spend time on photography, mountain climbing, snorkeling and dirt bike riding.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply

DỊCH VỤ KẾ TOÁN

ẢNH CÁC KHÓA HỌC