» » Kiểm tra chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định trên BCTC

Chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định là những khoản chi phí phát sinh liên quan đến nhiều kỳ kế toán nên đòi hỏi phải có sự nhất quán cao.

Sau khi lập báo cáo tài chính xong, bạn phải kiểm tra lại toàn bộ số liệu các khoản chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định. Bài viết dưới đây, lớp kế toán thực hành Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách kiểm tra chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định trên báo cáo tài chính

>>> Xem thêm: Kỹ năng kiểm tra tính hợp lý của chi phí lương

I.                    THỜI GIAN PHÂN BỔ CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC, KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

-          Tất cả tài sản cố định trong doanh nghiệp phải áp dụng khung thời gian trích khấu hao theo thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
-          Thời gian phân bổ chi phí trả trước đối với công cụ dụng cụ theo quy định tối đa là 36 tháng, kế toán phải trích đúng khung thời gian quy định, không được trích quá số tháng. Nếu trích quá 36 tháng thì những tháng sau không được tính vào chi phí được trừ.
-          Hàng tháng, kế toán phải lập bảng phân bổ chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định.
-          Các doanh nghiệp áp dụng Thông tư 133 và Thông tư 200, tất cả các khoản chi phí trả trước đều định khoản vào tài khoản 242. Nếu trên TK 142 trên báo cáo tài chính năm 2016 của doanh nghiệp có số dư thì bạn phải kết chuyển toàn bộ số dư đó vào tài khoản 242 vào năm 2017.
-          Tất cả các công cụ dụng cụ khi doanh nghiệp mua về phải hạch toán qua tài khoản 153 sau đó mới xuất cho các bộ phận sử dụng để doanh nghiệp có thể theo dõi được mục đích của dòng tiền chi.
+ Khi mua công cụ, dụng cụ về, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 153
Nợ TK 133 (Nếu có)
     Có TK 111, 112, 331….
                     + Khi đưa công cụ, dụng cụ vào sử dụng, kế toán định khoản:
Nợ TK 242:
    Có TK 153:
Hàng tháng, khi phân bổ công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 642, 641, 627…
    Có TK 242
Quy định về thời gian phân bổ chi phí trả trước và khấu hao TSCĐ

II.                  CÁCH KIỂM TRA SỐ LIỆU CÁC TÀI KHOẢN 142, 242 VÀ 214

Muốn xem số liệu trên các tài khoản chi phí trả trước và hao mòn lũy kế tài sản cố định trên báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực chưa, kế toán đối chiếu số liệu của TK 142, 242 và 214 với bảng phân bổ chi phí trả trước và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng.
-          Số dư Nợ đầu kỳ TK 142, 242, 214 phản ánh ở sổ cái = Số dư Nợ đầu kỳ TK 142, TK 242, TK 214 ở bảng cân đối số phát sinh tài khoản  = số còn lại chưa phân bổ trong bảng phân bổ chi phí trả trước cuối kỳ trước.
-          Số phát sinh bên Có TK 142, TK242, TK214 ở sổ cái = Tổng số phát sinh Có TK 142, TK242, TK214 trong bảng cân đối số phát sinh tài khoản = Tổng số phân bổ kỳ này trong bảng phân bổ chi phí trả trước hoặc bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
-          Số dư cuối kỳ của TK 142, TK 242, TK 214 trong sổ cái = Số còn phải phân bổ (Hoặc giá trị còn lại) trong bảng phân bổ chi phí trả trước kỳ này.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
Từ khóa liên quan: chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định, quy định chi phí trả trước và khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ, thời gian phân bổ chi phí trả trước


KẾ TOÁN LÊ ÁNH 
  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành và làm dịch vụ kế toán trọn gói tốt nhất thị trường
 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)

About Unknown

Hi there! I am Hung Duy and I am a true enthusiast in the areas of SEO and web design. In my personal life I spend time on photography, mountain climbing, snorkeling and dirt bike riding.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply

DỊCH VỤ KẾ TOÁN

ẢNH CÁC KHÓA HỌC