Xác định thu nhập được tính từ tiền lương, tiền công luôn là vấn đề khó với kế toán và doanh nghiệp. Bạn quan tâm có thể tham khảo bài viết hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết dó kế toán trưởng tại trung tâm Lê Ánh trình bày chi tiết tại đây nhé

Để xác định thu nhập tính thuế từ tiền công và tiền lương của doanh nghiệp, người lao động cần xác định xem đó có thuộc trường hợp các nhân cư trú hay cá nhân không cư trú để làm căn cứ tính thuế TNCN.

I, Xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú 

Quy định cu thể về cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú khi tính thuế bạn đọc tham khảo tại TTT11/2013/TT-BTC. Khi xác định thu TNCN từ tiền lương, tiền công theo quy định trong Điều18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định căn cứ tính thuế TNCN về tiền lương và tiền công như sau:
“1.Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.”

Đối với mỗi cá nhân không cư trú theo quy đinh đơn vị nộp thuế phải xác định thu nhập tại Việt Nam đồng thời áp dụng mức thuế suất 20% trên phần thu nhập tính từ tiền công và tiền lương của người lao động. 
Vây tính thuế TNCN từ tiền lương và tiền công áp dụng với cá nhân cư trú 
Xác dịnh thu nhâp tính thuế TNCN với cá nhân cư trú 

II. Cách tính thuế TNCN từ tiền lương và tiền công của doanh nghiệp 

Áp dụng với  cá nhân cư trú bạn cần phải biết phương pháp kê khai và khấu trừ thuế GTGT áp dụng với hợp đồng ngắn hạn có giá trị thấp hơn (dưới 3 tháng) và hợp đồng dài hạn có giá trị lớn hơn 03 tháng. 
Trường hợp tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công với cá nhân cư trú có hợp đồng ngắn hạn
  
Áp dụng với hợp đồng lao động có giá trị dưới 3 tháng

Trường hợp này khi khấu trừ thuế TNCN áp dụng với từng lần doanh nghiệp chi trả thu nhập có giá trị từ 2.000.000 đ/ lần trở lên sẽ phải khấu trừ 10% trên tổng thu nhập phải trả 01 lần ( không phân biệt cá nhân đăng ký MST hay chưa đăng ký MST)
Không khấu trừ thuế TNCN của cá nhân ký hợp đồng dưới 3 tháng nếu:

  1. Có thu nhập tại 01 nơi 
  2. Đã đăng ký MST thu nhập cá nhân
  3. Doanh nghiệp được cam kết thu nhập không tới mức chịu áp dụng theo mẫu thuế cam kết 02/TNCN (Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC)
  • Tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công áp dụng với hợp đồng dài hạn trên 03 tháng

Áp dụng theo TT111/2013/TT-BTC hướng dẫn cách tính thuế với cá nhân có hợp đồng dài hạn theo quy định lũy tiến từng phần như sau:  .

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế Các khoản giảm trừ

a. Hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế 

Dựa vào điều số 08 của TT111/2013/TT-BTC quy định về xác định thu nhập chịu thuế từ tiền kinh doanh, tiền lương và tiền công:
Thu nhập chịu thuế từ tiền kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra được  thu nhập chịu thuế áp dụng trong kỳ tính thuế.
Xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương và tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, quy định về tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công của người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế áp dụng trong hướng dẫn tại  khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Xác định về thu nhập chịu thuế của cá nhân có 2 nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và thu nhập chịu thuế từ tiền lương và tiền công khi làm hợp đồng. 
Xác định thu nhập chịu thuế từ của cá nhân có nguồn thu từ tiền lương và tiền công



b. Quy định về những khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN 


Theo hướng dẫn chi tiết tại điều 9 của TT 111/2013/TT-BTC quy định về khoản kinh phí giảm trừ bao gồm những khoản sau: 
Quy định về giảm trừ gia cảnh áp đụng với cá nhân có thu nhập: 9.000.000 đ/người/tháng (108.000.000 đ/người/năm). Ap dụng với người có thu nhập phụ thuộc là: 3.600.000 đ/người/tháng sẽ được hỗ trợ các khoản Bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Và những khoản tiền đóng góp từ thiện và bảo hiểm nhân đạo, khuyến học. 

2.3 Thuế suất áp dụng theo biểu thuế lũy tiền từng phần  

Áp dụng phương pháp tính thuế lũy tiến được tính cụ thể và rút gọn theo phương pháp như sau:
Trong Phụ lục 01/PL-TNCN của biểu thuế lúy tiễn từng phần ban hành theo  TT 111/2013/TT-BTC.
Bậc Thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất                                Tính số thuế phải nộp
                                                                Cách 1                                               Cách 2                    
1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 0tr + 5% TNTT                              5%TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0.25trđ + 10% TNTT trên 5tr      10%TNTT – 0.25tr
3 Trên 10 trđ đến 18 trđ                15% 0.75trđ + 15% TNTT trên 10tr    15%TNTT – 0.75tr
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1.95trđ + 20% TNTT trên 18tr    20%TNTT – 1.65tr
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4.75trđ + 25% TNTT trên 32tr    25%TNTT – 3.25tr
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9.755trđ + 30% TNTT trên 52tr    30%TNTT – 5.85tr
7 Trên 80tr                       35%18.15trđ + 35% TNTT trên 80tr   35%TNTT – 9.85tr

ví dụ chi tiết: 
Khi tính thuế TNCN phát sinh từ tiền lương ông B có phát sinh thu nhập trong tháng là 30 triệu đồng sau khi nộp các khoản thu bảo hiểm: 7% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền lương. Hiện tại, ông B đang nuôi 2 con nhỏ đang ăn học dưới 18 tuổi. Trong tháng bà C cũng không đóng góp về tiền từ thiện khuyến học và tiền nhân đạo, vậy tính thuế TNCN trường hợp này thế nào
Hướng dẫn:
– Thu nhập chịu thuế của ông B là 30 triệu đồng (trđ)
Ông B sẽ được tính giảm trừ:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9.000.000 VNĐ 
+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 3.600.000 × 2 = 7.200.000 VNĐ
+ Quy định về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế phải nôp: quy định về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế phải nộp: 30.000.000 × (7% + 1,5%) = 2.550.000 nghìn đồng
+Quy định về những khoản giảm trừ của ông B: 9.000.000 + 7.200.000 +2.550.000 =18.750.000 VNĐ 
– Thu nhập tính thuế của ông B còn lại là: 30.000.000 -18.750.000= 11.250.000 VNĐ
– Số thuế phải nộp của ông B sau khi trừ các chi phí giảm trừ sẽ tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần: 

Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 trđ, thuế suất 5%: 5 trđ × 5% = 0,25 trđ
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 trđ đến 10 trđ, thuế suất 10%:
(10 trđ – 5 trđ) × 10% = 0,5 trđ
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 trđ đến 18 trđ, thuế suất 15%:
(11.25 trđ – 10 trđ) × 15% = 187.500 VNĐ 
– Tổng số thuế  phải tạm nộp trong tháng là:
0.25tr +0.5tr + 0.1875tr = 0.9375 Vnđ ( 937.500 đồng)

Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:
Thu nhập tính thuế trong tháng 11,25 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 03.  Xác định số thuế TNCN mà ông B phải nộp được tính như sau: 
11.25 triệu x 15% - 0.75tr = 0.9375 VNĐ 

Trên đây là toàn bộ quy trình cần biết khi  xác định số thuế TNCN phải nộp với người lao động. 

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công! 

About Unknown

Hi there! I am Hung Duy and I am a true enthusiast in the areas of SEO and web design. In my personal life I spend time on photography, mountain climbing, snorkeling and dirt bike riding.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply

DỊCH VỤ KẾ TOÁN

ẢNH CÁC KHÓA HỌC